Overseascancertreatment.COM

Liệu pháp sử dụng tia hạt là gì

Về phương pháp điều trị, bao gồm sử dụng bức xạ hạt nặng và bức xạ proton

  1. Sự tổn thương cấu trúc DNA của gen có thể làm phát sinh sự phân chia tế bào bất thường, biến dị, phá hủy mô, tiêu hủy tế bào cũng như các hậu quả khác.
  2. Một lượng nhỏ bức xạ cũng đủ mạnh để cắt đứt chuỗi DNA và tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc. Tuy nhiên, DNA có cơ chế tự phục hồi. Chình vì thế, chuỗi DNA gốc có thể được phục hồi bằng cơ chế này.
  3. Tia bức xạ không chỉ giết chết các tế bào ung thư mà còn giết chết những tế bào bình thường.
  4. Trong điều trị, nên dùng bức xạ chuyên sâu để nhắm thẳng vào trung tâm khối ung thư. Điều này có thể làm giảm tác động của bức xạ gây ra cho các tế bào bình thường mà vẫn có thể tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Liệu pháp xạ trị dựa vào các tia phóng xạ để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển nhanh và cuối cùng tiêu diệt các tế bào ung thư đó. Để có thể giết chết các tế bào ung thư và duy trì chức năng của các tế bào bình thường,các tia phóng xạ này buộc phải được điều chỉnh mức độ phân bố và phạm vi bức xạ. Liệu pháp chiếu tia ion nặng có thể giúp các tế bào bình thường tránh bị tổn hại do bức xạ thông qua đo lường vị trí chính xác.

Khi được chiếu xạ bằng tia X, hoặc tia điện tử từ bên ngoài vào cơ thể, nếu khối ung thư nằm càng sâu trong cơ thể, lượng phóng xạ chiếu tới càng ít đi. Dựa theo nguyên lý này, việc chiếu xạ từ một hướng cố đinh có thể làm tổn thương các tế bào bình thường nằm ở vị trí nông hơn so với các tế bào ung thư. Do đó, công nghệ xạ trị đa hướng được phát minh nhằm giải quyết vấn đề này, với liều lượng thấp, công nghệ mới có thể bảo vệ các tế bào bình thường xung quanh, ví dụ, liệu pháp bức xạ điều chế cường độ và liệu pháp xạ trị cắt lớp đã được phát triển.

Mặt khác, bằng phương pháp điều chỉnh năng lượng dựa trên máy gia tốc, các tia hạt được kích hoạt để chấm dứt việc giải phóng năng lượng khi kết thúc, do đó nó chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư thay vì các tế bào bình thường.

Liệu pháp sử dụng tia hạt là gì?

Trong liệu pháp sử dụng tia hạt, các máy gia tốc như máy gia tốc quay và máy gia tốc hạt có chức năng tăng tốc các proton và các ion cacbon lên khoảng 60% ~ 80% tốc độ ánh sáng để chiếu thẳng vào trung tâm khối ung thư.

What is particle radiation therapy PHOTO01

Với các tia tập trung chính xác vào vị trí khối ung thư, liệu pháp này có khả năng bắn phá các tế bào ung thư ở mức độ milimet và theo đó, có thể thay thế việc phẫu thuật.

Do sự tăng trưởng nhanh chóng, các tế bào ung thư luôn trong trạng thái thiếu máu và oxy. Các tia phóng xạ như tia X và tia gamma kém hiệu quả hơn các tia ion nặng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư.

~Đặc điểm~

  • 1. Không đau
  • 2. Giảm thiểu các tổn thương đến chức năng của cơ quan nội tạng và cơ thể.
  • 3. Không làm ảnh hưởng đến ngoại hình, và không để lại vết sẹo nào sau này
  • 4. Phù hợp cho cả người già
  • 5. Ít tác dụng phụ
  • 6. Có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư nếu được điều trị trong giai đoạn đầu
  • 7. Có thể điều trị ung thư nằm sâu nằm ngoài tầm điều trị của tia X thông thường
  • 8. Thời gian hồi phục ngắn
  • 9. Phát xạ chính xác sau khi xác định được trọng tâm khối ung thư trước khi điều trị
  • 10. Có thể điều trị các loại ung thư không thể điều trị bằng phương pháp xạ trị hạt

《Các ví dụ về điều kiện điều trị》

  • 1)Các tế bào ung thư thường tập trung vào một khu vực nhất định hơn là phân bố mọi nơi.
  • 2)Một phần tế bào ung thư chưa được điều trị triệt để với liệu pháp xạ trị
  • 3)Các khối ung thư đang được điều trị, vẫn đang trong giai đoạn có thể tái phát và chưa hoàn toàn hồi phục
Nhật Bản
Liệu pháp sử dụng tia ion nặng là một công nghệ đã được chứng minh thực tế bởi Viện Khoa học Bức xạ Quốc gia (NIRS), chủ yếu sử dụng các thiết bị được sản xuất bởi các công ty Mitsubishi, Hitachi, Sumitomo và Toshiba cũng như các công ty Nhật Bản khác. Liệu pháp này đã chữa trị thành công hơn 7.500 bệnh nhân từ năm 1994 đến tháng 8 năm 2013.
Tính đến năm 2015, với 14 trung tâm điều trị ung thư bằng tia hạt (4 trung tâm điều trị ung thư bằng tia ion nặng và 10 trung tâm điều trị ung thư bằng tia proton) rải rác khắp đất nước, Nhật Bản sở hữu nhiều trung tâm điều trị ung thư nhất trên thế giới.
Đặc biệt trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng tia ion nặng, NIRS được coi là một trong những trung tâm điều trị ung thư hàng đầu thế giới về số lượng bệnh nhân và thành tựu điều trị.
Hoa Kỳ
Vào những năm 1850, Hoa Kỳ lần đầu tiên bắt đầu đưa vào hoạt động liệu pháp tia hạt. Đại học Loma Linda và Bệnh viện đa khoa Massachusetts chính thức triển khai các thiết bị để thực hiện liệu pháp tia proton lần lượt vào năm 1991 và 2001. Bệnh viện MD Anderson đã mở trung tâm điều trị tia proton vào năm 2006 và lần lượt mở thêm nhiều chi nhánh khác tại Florida. Được đại diện bởi Mayo Clinic với trung tâm điều trị tia proton hiện đang được xây dựng, các cơ sở y tế của Mỹ hiện đang thảo luận về việc xây dựng trung tâm điều trị ung thư bằng tia ion nặng.
Đức
Năm 1997 (năm Heisei 5), Viện nghiên cứu khoa học ion nặng (GSI) thuộc Đại học Công nghệ Darmstadt đã sử dụng máy phát xạ tia ion nặng liên quan đến các thí nghiệm hạt nhân (không chỉ với mục đích phục vụ cho lĩnh vực y học), phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức (DKFZ) để tham gia vào liệu pháp sử dụng tia ion nặng (ion cacbon) có đặc điểm chính là quét chùm tia điểm. Trong năm 2009, Đại học Heidelberg kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây và bắt đầu sử dụng tia ion nặng để điều trị ung thư· Trung tâm điều trị bằng tia Proton (HIT).
Trung Quốc
Có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Bệnh viện Wanjie đã khai trương Trung tâm điều trị ung thư bằng tia Proton vào năm 2004. Hợp tác với GSI Đức, Viện Vật lý học Hiện đại Lanzhou và Viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học đã cùng nghiên cứu tích hợp các chùm tia trị liệu và cho ra đời Viện Nghiên cứu Ion nặng (HIRFL). Viện này đã hoạt động từ năm 2006. Đồng thời, một Trung tâm xử lý tia Ion nặng mới hiện đang được xây dựng.
Sau khi nhập khẩu thiết bị xử lý tia ion và tia nặng thứ ba trên toàn thế giới do Siemens sản xuất, Bệnh viện tia Proton và tia Ion nặng Thượng Hải và Trung tâm điều trị ung thư bằng tia proton và tia ion nặng trực thuộc đại học Fudan Thượng Hải đã mở cửa vào tháng 8.
Ý
Được thành lập bởi nhiều bệnh viện trực thuộc các đại học, CNAO Consortium (Trung tâm điều trị Ion nặng của Ý) đã hợp tác với các tổ chức quốc tế như Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), cùng xây dựng một trung tâm điều trị ung thư bằng tia proton và tia ion carbon từ những năm 2011 và 2012.
Áo
Một máy gia tốc ion nặng độc quyền hiện đang được chế tạo tại Wiener Neustadt nằm ở ngoại ô Vienna, và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2015.
Thụy sĩ
Bắt đầu thực hiện liệu pháp tia proton vào năm 1984, Viện nghiên cứu Paul Scherrer (PSI) đã tham gia nghiên cứu và phát triển liệu pháp xạ trị điều chỉnh cường độ tia proton nhằm cải thiện mật độ của tia, và thay thế máy gia tốc tia proton bằng một máy gia tốc quay siêu dẫn.
Pháp
Ở Pháp, liệu pháp tia proton hiện có ở Orsay, Nice và các khu vực khác. Kế hoạch ETOILE (được gọi là kế hoạch xây dựng trung tâm xử lý tia ion cacbon) hiện đang được triển khai tại Lyon bởi Đại học Claude Bernard Lyon 1 và một số tổ chức khác, trong khi đó, các bên quan tâm cũng đang tranh luận sôi nổi về các chủ đề liên quan đến xây dựng trung tâm này.
Hàn Quốc
Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc (KNCC) đã khởi công xây dựng Trung tâm Điều trị bằng tia Proton vào năm 2007. Hiện nay, trường Cao đẳng Y tế Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc đang lên kế hoạch với chính quyền tỉnh Busan để cùng xây dựng Trung tâm Điều trị ung thư bằng tia Ion nặng.
Nga
Bắt đầu tham gia vào nghiên cứu liệu pháp tia proton vào những năm 1960, Nga đã thảo luận để thành lập nên Trung tâm điều trị ung thư bằng tia Ion nặng trong những năm gần đây.

Thị phần toàn cầu

Nhà sản xuất (các quốc gia có trụ sở chính) Thị phần (%)
(Nhật Bản) Mitsubishi Electric 10
(Nhật Bản) Hitachi 7
(Nhật Bản) Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp nặng Sumitomo 5
(Nhật Bản) Toshiba 1
(Bỉ) IBA 24
(Hoa Kỳ) VALIAN 4
(USA) MEVION 3
(Đức) SIEMENS 3
Khác 2

So sánh chi phí trị liệu bằng tia hạt

Tại Hoa Kỳ, liệu pháp điều trị bằng tia hạt thường sẽ tốn khoảng 120.000 ~ 150.000 đô la Mỹ (tương đương với khoảng 900.000 Nhân dân tệ), ở Nhật Bản, sẽ tốn tầm dưới 3.000.000 yên Nhật (khoảng 180.000 Nhân dân tệ) và ở Đức, 50.000 ~ 60.000 Euro (khoảng 400.000 Nhân dân tệ). Nói một cách ngắn gọn, chi phí điều trị ở Nhật Bản là rẻ nhất, Đức ở tầm giữa và Hoa Kỳ là đắt nhất, chi phí trị liệu bằng tia hạt ở Hoa Kỳ đắt gấp 2 ~ 3 lần so với Đức.

Quay trở lại Trung Quốc, Trung tâm điều trị Ung thư bằng tia proton và tia ion nặng của Đại học Fudan Thượng Hải đã hoạt động từ tháng 5 năm 2015. Mặc dù không rõ giá cả một cách chi tiết, chi phí điều trị sẽ dao động từ 200.000 đến 300.000 Nhân dân tệ và được chi trả hoàn toàn bởi bệnh nhân.

[Nội dung mở rộng]

Để đánh giá những gì được đề cập ở trên, bệnh nhân ung thư người Trung Quốc cần khẩn trương yêu cầu sử dụng liệu pháp tia hạt từ Nhật Bản. Do thực tế khi so sánh với các nước khác có công nghệ xử lý ung thư tiên tiến, Nhật Bản có các công ty như Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ono sản xuất Nivolumab, một chất ức chế PD-1, khá cạnh tranh về mặt chi phí điều trị.